Vinh danh Xòe_Thái

Di sản nghệ thuật Xòe Thái đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam:

  • Nghệ thuật Xòe Thái ở tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL năm 2013[4]
  • Nghệ thuật Xòe Thái ở tỉnh Yên Bái theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL năm 2015.[5]
  • Nghệ thuật Xòe Thái ở tỉnh Lai Châu theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL năm 2015.[5]
  • Nghệ thuật Xòe Thái ở tỉnh Sơn La theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL năm 2015.[5]

Tháng 11 năm 2020, hồ sơ di sản Nghệ thuật Xòe Thái của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam (do tỉnh Yên Bái chủ trì) đã hoàn thiện xong hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.[2]

Năm 2013, màn đại xòe cổ với 2.013 diễn viên quần chúng tham gia tại đêm khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò và Khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam.[2]

Năm 2019, màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái trong chương trình nghệ thuật tại Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò là vòng đại xòe lớn nhất tính đến thời điểm đó với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân và diễn viên quần chúng.[2][6]Ban tổ chức Lễ hội dự định đăng ký xác lập Kỷ lục Guinness thế giới cho tiết mục này. Tuy nhiên, việc đăng ký này đã được dừng lại sau khi có những ý kiến lo ngại lễ xòe khi đó sẽ biến thành hoạt động giải trí và dẫn đến tâm lý so sánh nhất - nhì, ảnh hưởng đến hồ sơ di sản của xòe Thái đang trình UNESCO xét duyệt để trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.[7]

Năm 2020, màn đại xòe đoàn kết có sự tham gia của 2.020 diễn viên quần chúng, trình diễn 6 điệu xòe cổ kết hợp biểu diễn trong chương trình diễu diễn đường phố nhiều ngày trước Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò.[2]